This article discusses the translation of “opera” into Vietnamese. Some translate it to nhạc kịch (musical) or đại nhạc kịch (grand musical). These common terms people are using are all wrong. The conclusion of this article is that it is best to keep “opera” as it is and NOT to translate it at all.
Bạn đang xem: Nhạc kịch tiếng anh là gì
Ở phương Tây có một loại hình sân khấu gọi là musical. Người Việt Nam khá quen thuộc với nó và dịch musical thành “nhạc kịch”. Musical trước hết là một vở kịch, nhưng thay vì nói như người bình thường trong một vở kịch, người ta hát. Do đó “kịch” là yếu tố chính trong musical và dịch nó thành “nhạc kịch” là có thể chấp nhận được.
Đến khi vở opera The Tale of Lady Thị Kính bắt đầu rầm rộ, những người viết lách đối mặt với một thách thức: Làm sao dịch opera ra tiếng Việt? Và quan trọng là có nên dịch hay là không?
Nhiều người Việt Nam vì chưa biết opera là gì, trong khi đó họ đã từng xem musical rồi, cho nên đánh đồng opera với musical và cho opera là “nhạc kịch.” Nhiều người Mỹ cũng không phân biệt được opera và musical. Cho nên đây là sai lầm chung của nhiều người. Nhiều người cùng sai không làm cho nó đúng. Cho nên:
opera = musical = nhạc kịch = Sai.
Không những thế, gọi một vở opera là ‘musical’ là một sự xúc phạm nặng nề đối với nhà soạn nhạc người là tác giả của vở opera đó.
Nhiều người khác biết opera là gì nhưng chưa tìm được từ tương đương trong tiếng Việt nên vẫn tiếp tục dịch opera thành ‘nhạc kịch’ hoặc ‘đại nhạc kịch’. Có ‘đại’ đi nữa thì nó vẫn là ‘nhạc kịch’ tức ‘musical.’ Do đó, trong trường hợp này:
opera = đại nhạc kịch = Sai.
Sai vì những lý do sau đây: Trong opera cũng có kể chuyện và có diễn xuất trên sân khấu như trong kịch, nhưng âm nhạc là yếu tố chính của opera. Nhạc của opera không phải là nhạc pop mà thuộc loại hàn lâm. Do đó nếu muốn dịch chính xác thì:
opera = kịch nhạc hàn lâm. Xem thêm: Xem Tử Vi Trọn Đời Cho Tuổi Đinh Mùi Sinh Năm Bao Nhiêu ? Là Con Gì? Mệnh Gì?
Có hai loại opera chính:– Chamber opera (cho dàn/nhóm nhạc thính phòng trên dưới 20 người, không có dàn đồng ca hoặc dàn đồng ca 5, 7 người). Trong trường hợp này, chamber opera = kịch nhạc thính phòng.
– Grand opera (dàn nhạc giao hưởng 60, dàn đồng ca 38, như trong vở opera The Tale of Lady Thị Kính của nhà soạn nhạc P.Q. Phan). Trong trường hợp này, grand opera = kịch nhạc giao hưởng.
Vậy thì có nên dùng “kịch nhạc hàn lâm”, “kịch nhạc thính phòng” và “kịch nhạc giao hưởng” không? Như thế thì quá rắc rối và rườm rà! Cho nên, tốt nhất là giữ nguyên không dịch:
Opera = Opera
Chamber opera = opera nhỏ, grand opera = opera lớn.
Bình thường người ta chỉ cần nói opera thôi chứ không đi vào chi tiết. Chỉ khi nói chuyện với người nào biết về opera thì người nghe mới hỏi: chamber opera hay grand opera? Lúc đó người nói mới cần nói chính xác là loại nào.
*******
Opera là một loại hình nghệ thuật giống như các loại hình nghệ thuật khác trong kho tàng nghệ thuật thế giới như chèo, cải lương, chầu văn, kabuki (Nhật), pansori (Hàn),v.v. Cho dù người viết dùng ngôn ngữ gì đi chăng nữa thì: chèo = chèo, cải lương = cải lương, chầu văn = chầu văn, kabuki = kabuki, pansori = pansori, v.v. Cụm từ giải thích (như Vietnamese/ Japanese/ Korean traditional theater) cũng chỉ để người đọc có chút khái niệm rõ ràng hơn về những gì họ đang đọc, chứ cụm từ này không bao giờ được dùng để thay thế cho các từ chèo, cải lương, chầu văn, kabuki, pansori,v.v. Cũng không ai dịch chúng ra làm gì. Và như thế: opera = opera. Opera là loại hình nghệ thuật khá mới mẻ đối với người Việt Nam. Nhưng rồi nghe mãi cũng sẽ thành quen.